CHU LAI: TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN THỊNH VƯỢNG CỦA ĐÔ THỊ CẢNG BIỂN MIỀN TRUNG

Ngày đăng: 28/07/2021

Quảng Nam là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được biết đến với các khu kinh tế cảng biển tổng hợp cùng nhiều ngành nghề đa dạng. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng với các bãi biển đẹp nhất hành tinh. Mặc dù sở hữu những lợi thế ưu việt nhưng việc phát triển du lịch trên biển, cũng như dịch vụ giải trí xung quanh cảng biển chưa được phát triển hết tiềm năng, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh do thiếu đi mô hình "Đô thị cảng biển" làm nền tảng.

Đô thị cảng biển trên thế giới

Từ thời cổ đại, đô thị cảng biển đã mang lại sự trù phú cho các quốc gia. Hầu hết, các đế chế phồn thịnh đều tạo lập lãnh thổ của mình bên biển: Pirey và Chersones của Hy Lạp, Alexandria của Ai Cập, Contanstinopole của Bizantine đều tọa lạc trên bờ biển Địa Trung Hải… để tận dụng lợi thế kinh tế hàng hải, thúc đẩy giao thương giữa các khu vực.

Ngày nay, nhiều thành phố phát triển kinh tế trên thế giới cũng bắt nguồn từ đô thị cảng biển, điển hình như: Thành phố Thẩm Quyến bên sông Châu Giang, thành phố cảng biển Thượng Hải, thành phố cảng biển Barcelona của Tây Ban Nha, thành phố cảng Rotterdam gần Sông Maas của Hà Lan, hay thành phố Yokohama của Nhật Bản…

Hình 1: Đô thị cảng biển Rotterdam của Hà Lan

Sự phát triển của đô thị cảng biển tại Việt Nam

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài lên đến 3260km, nước ta có 28 tỉnh thành giáp biển, tạo thành mạng lưới giao thương thuận lợi, phát triển các vùng kinh tế thương cảng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn là đòn bẩy phát triển kinh tế cho cả khu vực. Các cảng biển lớn của nước ta thường gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước, tiêu biểu như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Cảng biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; Cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ. Cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Các thành phố cảng đã đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển kinh tế toàn khu vực khắp cả nước.

Hình 2: Hạ tầng đồng bộ của Cảng Vũng Tàu

Tuy đô thị ven biển là trụ cột quan trọng nhất trong nhóm trụ cột kinh tế quốc gia nhưng các tỉnh thành sở hữu những cảng biển lớn lại chưa được phát triển toàn diện theo mô hình “Đô thị và Cảng biển song hành”. Chính vì vậy, khả năng thúc đẩy kinh tế, du lịch thương mại, cảng biển, đô thị chưa được kết nối đồng bộ.

Trước nhu cầu bức thiết của ngành du lịch toàn cầu, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với việc ngành kinh tế logistics cần hạ tầng hiện đại, kết nối nhanh chóng...Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt các chính sách quy hoạch, nâng cấp, cải tạo để phát triển mô hình “Đô thị - Cảng biển” cho cả ba miền như:” Quy hoạch chung Xây dựng đô thị mới Phú Mỹ (Tân Thành)” hình thành đô thị cảng biển; tháng 3/2020; “Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng” định hướng là trở thành đô thị cảng biển có đầy đủ các dịch vụ; Đồng thời, các dự án này còn đóng vai trò mở ra cơ hội cho các hoạt động du lịch, thương mại khu vực xung quanh cảng biển, cùng sự phát triển của khu đô thị vệ tinh.

Chu Lai: Vùng đất chiến lược với tiềm năng phát triển Đô thị và Cảng biển

Ngoài sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, Quảng Nam còn được biết đến với tiềm năng của Khu kinh tế mở Chu Lai và các hệ thống cảng biển: Cảng Kỳ Hà, cảng Chu Lai. Chính vì vậy, ngoài việc tập trung quy hoạch cho tuyến du lịch từ khu vực Điện Bàn đến Núi Thành, tỉnh Quảng Nam còn định hướng đầu tư phát triển vùng Đông ven biển trở thành vùng kinh tế động lực; với các khu đô thị, dịch vụ, thương mại logistics.

Theo số liệu thống kê tháng 4/2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 3 tháng đầu năm 2021, hàng hóa container thông qua cảng biển nước ta tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Đáng chú ý là Quảng Nam tăng đột biến lến đến 80%, cao nhất cả nước. Do đó, chủ trương của tỉnh Quảng Nam về việc hợp nhất các cụm cảng biển và nâng cấp thành khu cảng biển phục vụ cho du lịch song hành với ngành công nghiệp logistics hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế cảng biển cho tỉnh tăng cao.

Hình 3: Cảng Chu Lai với hoạt động giao thương nhộn nhịp

Hiện tại, Chu Lai đã có lợi thế sẵn về điều kiện hạ tầng cảng biển, có thể mở cửa đón khách du lịch tàu biển như cảng Kỳ Hà, giúp phát triển du lịch về tàu biển, kết nối du lịch với Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An, Đảo Lý Sơn, các bãi biển lân cận…Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kép giữa “Du lịch và Công nghiệp cảng biển”, thì các hệ thống dịch vụ, hạ tầng đô thị xung quanh cảng cũng cần được quy hoạch xứng tầm, đặc biệt cần có hệ sinh thái đô thị đầy đủ tiện ích để nâng cao năng lực phục vụ du khách tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và lưu trú.

Vịnh An Hòa City: Vị trí đắc địa phát triển đô thị cảng biển miền Trung

Sở hữu vị trí độc tôn, Vịnh An Hòa là mảnh đất đẹp nhất tỉnh Quảng Nam, nhờ các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch đường thủy, giao lưu thương mại: địa thế nằm trong khu vực kín gió; cơ sở hạ tầng có nhiều tuyến di chuyển vào cảng; khu vực hậu cần cảng diện tích lớn; điều kiện kết nối giao thông thuận lợi với các tuyến đường huyết mạch: tuyến đường DT129, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tuyến Quốc lộ 1A, DT617…Chưa kể đến, mặt Vịnh An Hòa có hai cửa biển vào ra rất đẹp, cùng với diện tích mặt nước tĩnh lên đến hàng trăm ha, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch trên mặt vịnh.

Hình 4: Bản vẽ phối cảnh dự án Vịnh An Hòa City

Tọa lạc ngay mặt Vịnh An Hòa với bề mặt hướng vịnh dài tới 3,5km, khu đô thị sinh thái Vịnh An Hòa City là dự án có vị thế đắc đại, hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển thành: Đô thị công nghiệp sinh thái, đô thị sân bay và đô thị cảng biển. Đây là dự án lớn có diện tích đất lên đến 99,62 ha, được kết nối đồng bộ với mạng lưới trung tâm hành chính, công nghiệp, giáo dục và y tế trong khu vực. Chính vì vậy, dự án này không chỉ đơn thuần để phục vụ cuộc sống an cư lâu dài mà còn được định hướng trở thành đô thị cảng biển sầm uất thúc đẩy du lịch liên vùng.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và hình thành khu đô thị đẳng cấp nhất, Chủ Đầu Tư Vịnh An Hòa City đã quy hoạch toàn bộ khu đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, tích hợp đầy đủ các khu phức hợp vui chơi giải trí: Hệ thống khu thể thao phức hợp, khu tổ hợp vui chơi giải trí, khu bể bơi cao cấp, khu shop house, tổ hợp khách sạn,…  Đặc biệt, để nâng cao chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng cho hệ thống du lịch sông nước và liên kết kết vùng, Chủ Đầu Tư Vịnh An Hòa City đã xây dựng trung tâm thương mại mặt sông lên đến 112,017 m2 tích hợp cùng hệ thống bến du thuyền 5 sao sang trọng, đẳng cấp ngay trong tiện ích nội khu. Cư dân của dự án có thể di chuyển bằng chính du thuyền đến các điểm du lịch gần dự án như: Đảo Tam Hải, đảo Lý Sơn, Ghềnh đá Bàn Than, biển Rạng, làng Bích Họa Tam Thanh...

Bên cạnh đó, dự án Vịnh An Hòa City có rất nhiều loại hình sản phẩm: Đất nền, thương mại dịch vụ, nhà phố... trong đó, nổi bật hơn cả là phân khu Biệt thự Hoa Sứ. Đây là phân khu được Chủ Đầu Tư ưu ái, thiết kế theo phong cách biệt thự song lập đồng bộ, hiện đại, với diện tích đất rộng 150 m2 và diện tích xây dựng lên đến 305 m2. Mỗi căn biệt thự không chỉ được chủ đầu tư khéo léo kết hợp với không gian sân vườn xanh, tạo sự thông thoáng cho cư dân, mà còn đậm nét văn hóa của mỹ quan của cư dân bản địa. Chính những nét riêng biệt đó sẽ góp phần đưa Vịnh An Hòa City trở thành quần thể resort mặt vịnh vừa phục vụ nhu cầu để ở vừa phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, lưu trú dài hạn của du khách.

Hình 5: Hệ thống trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao hướng ra mặt vịnh

Với định hướng của tỉnh về phát triển mô hình đô thị cảng biển như hiện nay thì Vịnh An Hòa City chính là khu đô thị vệ tinh hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cảng biển Chu Lai. Chắc chắn, sự kết hợp hài hòa giữa "Kinh tế - Du lịch - Thương mại - Cảng biển - Đô thị Vịnh An Hòa" sẽ đưa Chu Lai trở thành "Đô thị - Cảng biển song hành"; là cửa ngõ kinh tế kết nối giao thương vùng Trung Trung Bộ với các nước trong khu vực.

Nguồn: Như Hạnh - Ban Truyền thông Tatiland

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC TATI

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN TATILAND

Đơn vị phân phối chính thức dự án Vịnh An Hòa City

Địa chỉ: 150 - 156 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Hotline: 0905 808 818

Email: info@tatiland.com.vn

Website: www.tatiland.vn

Lý do nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn phân khu nhà vườn kiểu Mỹ

Lý do nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn phân khu nhà vườn kiểu Mỹ

Trong bối cảnh các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán hay gửi tiết kiệm đang diễn biến khó lường thì bất động sản được đánh giá là kênh “trú ẩn” an toàn và mang lại tiềm năng sinh lời lớn cho dòng vốn...
Chi tiết 21/04/2023
Lần đầu tiên xuất hiện siêu phẩm nhà vườn kiểu Mỹ dành cho giới chuyên gia tại Khu Kinh tế mở Chu Lai

Lần đầu tiên xuất hiện siêu phẩm nhà vườn kiểu Mỹ dành cho giới chuyên gia tại Khu Kinh tế mở Chu Lai

Qua 20 năm thành lập (năm 2003) và phát triển, Khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai đã có những thay đổi lớn về hạ tầng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp đã kéo theo nhu cầu nhà chất...
Chi tiết 21/04/2023
Hạ tầng và tiện ích hoàn thiện tạo đòn bẩy giúp giá trị Vịnh An Hòa City tăng nhanh

Hạ tầng và tiện ích hoàn thiện tạo đòn bẩy giúp giá trị Vịnh An Hòa City tăng nhanh

Theo giới chuyên gia, việc tăng tốc giải ngân đầu tư công phát triển hạ tầng giao thông, trọng điểm là tuyến đường ven biển Võ Chí Công kết nối Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, cảng hàng không quốc tế Chu...
Chi tiết 21/04/2023
Chu Lai thay áo mới tạo đà bứt phá cho bất động sản

Chu Lai thay áo mới tạo đà bứt phá cho bất động sản

Nhờ tốc độ phát triển hạ tầng giao thông cùng sự tăng tốc về công nghiệp, cảng biển, sân bay và đô thị logistics, bất động sản (BĐS) vùng Đông Nam Quảng Nam nói riêng, Quảng Nam nói chung ngày càng...
Chi tiết 20/04/2023